Theo thống kê của Navigos Search, quý III/2017, yêu cầu tuyển dụng các vị trí cấp trung và cấp cao từ các doanh nghiệp đến Navigos Search tiếp tục tăng trưởng, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.
Những lĩnh vực đứng đầu nhu cầu tuyển dụng của phân khúc này bao gồm: Tài chính - Ngân hàng, Hàng tiêu dùng - Bán lẻ, Công nghệ thông tin, Sản xuất và Dịch vụ. Trong đó, nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp trung, cấp cao trong ngành sản xuất tiếp tục chiếm ưu thế với tỷ lệ 35% tổng số yêu cầu tuyển dụng, tập trung trong mảng Xây dựng, Điện - Điện tử.
Đứng ở vị trí thứ 2 là ngành Hàng tiêu dùng/Bán lẻ với đa số yêu cầu tuyển dụng đến từ các doanh nghiệp về Thực phẩm - Đồ uống và Thời trang.
Tiếp theo, ngành Công nghệ thông tin đứng vị trí thứ 3, tập trung trong mảng Dịch vụ công nghệ thông tin và tích hợp hệ thống, đa phần là vị trí quản lý và kỹ sư có kinh nghiệm trong các ngôn ngữ lập trình khác nhau.
Trong ngành Tài chính - Ngân hàng, nhu cầu tuyển dụng cao nhất đến từ các Ngân hàng, các công ty Bảo hiểm và các công ty về Tài chính tiêu dùng. Đối với ngành Dịch vụ thì chủ yếu thuộc về các công ty kinh doanh lĩnh vực Quảng cáo – Marketing.
Một vấn đề đáng được quan tâm, liên tiếp các dự án sản xuất pin năng lượng mặt trời và điện mặt trời từ các nhà đầu tư nước ngoài được đề xuất đầu tư tại nhiều địa phương trên khắp cả nước. Bên cạnh đó, ngành điện than dự báo vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện cho sản xuất và sinh hoạt không ngừng tăng cao ở Việt Nam. Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong những năm tới, thị trường lao động trong ngành điện, năng lượng hứa hẹn sẽ khởi sắc sau một thời gian dài trầm lắng.
Thị trường Bán lẻ tại Việt Nam trong quý III khá sôi động. Sự xuất hiện của các thương hiệu thời trang nước ngoài tại Việt Nam đã mở ra nhiều cơ hội việc làm cho nhân sự người Việt ở tất cả các cấp. Trong ngành Bán lẻ, các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) vẫn đang tiếp diễn, đặc biệt các tập đoàn lớn từ Nhật và Thái Lan đầu tư mua lại các doanh nghiệp đã có thương hiệu hàng đầu của Việt Nam. Những thương vụ M&A này đã và đang mở ra cơ hội cho nhân sự người Việt được tiếp cận với cách làm việc và quản lý theo mô hình chuỗi và theo hệ thống một cách chuyên nghiệp. Ngoài ra, các thương vụ cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho những ứng viên ở cấp quản lý có kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển thị trường mới, đào tạo và phát triển đội ngũ cũng như thương mại điện tử (E-commerce).
Nhân sự cấp trung và cấp cao thường do dự trước những cơ hội công việc mới đến vào những thời điểm gần cuối năm. Lý do chủ yếu là họ sẽ chờ để nhận lương tháng 13 và thưởng cuối năm tại công ty hiện tại. Vì vậy, để thu hút được các ứng viên giỏi và phù hợp gia nhập công ty vào thời điểm này, một số công ty sẵn sàng chi thêm khoản tiền thưởng cho các nhân viên mới khi gia nhập công ty để bù đắp vào khoản thu nhập của ứng viên sẽ bị cắt khi rời công ty cũ trước Tết.
Một số các công ty đa quốc gia thuộc ngành Hàng tiêu dùng đang gặp khó khăn trong việc tuyển các Trưởng vùng kinh doanh, đặc biệt ở vùng núi phía Bắc. Các ứng viên có kinh nghiệm trên thị trường thường không “mặn mà” đến vị trí này, còn các ứng viên ít kinh nghiệm hơn thì lại chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Ngoài ra, kỹ năng thành thạo tiếng Anh vẫn luôn là điểm hạn chế của ứng viên phát triển thị trường cấp trung ở miền Bắc.
Trong quý III, mức lương cao nhất đang thuộc về một vị trí quản lý cấp cao thuộc lĩnh vực Hàng tiêu dùng với gần 300 triệu đồng/tháng. Các vị trí quản lý cấp trung và cấp cao được nhận mức lương cao từ 100 triệu đến 220 triệu/tháng thuộc các lĩnh vực từ Bất động sản, Ngân hàng, Công nghệ thông tin, Sản xuất.
Đứng ở vị trí thứ 2 là ngành Hàng tiêu dùng/Bán lẻ với đa số yêu cầu tuyển dụng đến từ các doanh nghiệp về Thực phẩm - Đồ uống và Thời trang.
Tiếp theo, ngành Công nghệ thông tin đứng vị trí thứ 3, tập trung trong mảng Dịch vụ công nghệ thông tin và tích hợp hệ thống, đa phần là vị trí quản lý và kỹ sư có kinh nghiệm trong các ngôn ngữ lập trình khác nhau.
Trong ngành Tài chính - Ngân hàng, nhu cầu tuyển dụng cao nhất đến từ các Ngân hàng, các công ty Bảo hiểm và các công ty về Tài chính tiêu dùng. Đối với ngành Dịch vụ thì chủ yếu thuộc về các công ty kinh doanh lĩnh vực Quảng cáo – Marketing.
Một vấn đề đáng được quan tâm, liên tiếp các dự án sản xuất pin năng lượng mặt trời và điện mặt trời từ các nhà đầu tư nước ngoài được đề xuất đầu tư tại nhiều địa phương trên khắp cả nước. Bên cạnh đó, ngành điện than dự báo vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện cho sản xuất và sinh hoạt không ngừng tăng cao ở Việt Nam. Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong những năm tới, thị trường lao động trong ngành điện, năng lượng hứa hẹn sẽ khởi sắc sau một thời gian dài trầm lắng.
Thị trường Bán lẻ tại Việt Nam trong quý III khá sôi động. Sự xuất hiện của các thương hiệu thời trang nước ngoài tại Việt Nam đã mở ra nhiều cơ hội việc làm cho nhân sự người Việt ở tất cả các cấp. Trong ngành Bán lẻ, các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) vẫn đang tiếp diễn, đặc biệt các tập đoàn lớn từ Nhật và Thái Lan đầu tư mua lại các doanh nghiệp đã có thương hiệu hàng đầu của Việt Nam. Những thương vụ M&A này đã và đang mở ra cơ hội cho nhân sự người Việt được tiếp cận với cách làm việc và quản lý theo mô hình chuỗi và theo hệ thống một cách chuyên nghiệp. Ngoài ra, các thương vụ cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho những ứng viên ở cấp quản lý có kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển thị trường mới, đào tạo và phát triển đội ngũ cũng như thương mại điện tử (E-commerce).
Nhân sự cấp trung và cấp cao thường do dự trước những cơ hội công việc mới đến vào những thời điểm gần cuối năm. Lý do chủ yếu là họ sẽ chờ để nhận lương tháng 13 và thưởng cuối năm tại công ty hiện tại. Vì vậy, để thu hút được các ứng viên giỏi và phù hợp gia nhập công ty vào thời điểm này, một số công ty sẵn sàng chi thêm khoản tiền thưởng cho các nhân viên mới khi gia nhập công ty để bù đắp vào khoản thu nhập của ứng viên sẽ bị cắt khi rời công ty cũ trước Tết.
Một số các công ty đa quốc gia thuộc ngành Hàng tiêu dùng đang gặp khó khăn trong việc tuyển các Trưởng vùng kinh doanh, đặc biệt ở vùng núi phía Bắc. Các ứng viên có kinh nghiệm trên thị trường thường không “mặn mà” đến vị trí này, còn các ứng viên ít kinh nghiệm hơn thì lại chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Ngoài ra, kỹ năng thành thạo tiếng Anh vẫn luôn là điểm hạn chế của ứng viên phát triển thị trường cấp trung ở miền Bắc.
Trong quý III, mức lương cao nhất đang thuộc về một vị trí quản lý cấp cao thuộc lĩnh vực Hàng tiêu dùng với gần 300 triệu đồng/tháng. Các vị trí quản lý cấp trung và cấp cao được nhận mức lương cao từ 100 triệu đến 220 triệu/tháng thuộc các lĩnh vực từ Bất động sản, Ngân hàng, Công nghệ thông tin, Sản xuất.
T.H
Báo Công thương
Báo Công thương
Relate Threads