Việc OPEC cắt giảm sản lượng kích thích nhu cầu với dầu thô Biển Bắc của châu Á

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Việc cắt giảm sản lượng của OPEC đã tạo ra nhu cầu kỷ lục đối với dầu thô châu Âu của châu Á và làm Trung Quốc trở thành nước tiêu thu dầu thô Biển Bắc lớn thứ hai khi nguồn cung cấp từ Trung Đông giảm.

Nhu cầu đối với dầu thô Biển Bắc của châu Á ngày càng tăng, phần lớn do dầu Biển Bắc giảm giá nhiều hơn so với đối thủ dầu Trung Đông và nhu cầu này có thể kéo dài nếu giá thuận lợi vẫn tồn tại.

Số liệu của Thomson Reuters Eikon cho thấy Trung Quốc đã nhập khẩu gần 38 triệu thùng dầu thô Biển Bắc từ đầu năm nay tới nay, so với khoảng 8 triệu thùng cùng thời điểm năm 2016.

Hiện nay Trung Quốc đứng thứ hai sau Anh, nước tiêu thụ dầu Biển Bắc lớn nhất đã mua 49,7 triệu thùng từ đầu năm tới cuối tháng 4. Từ tháng 1 tới tháng 4/2016, Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 7.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ, Nga và một số nhà sản xuất khác ngoài OPEC đã đồng ý cắt giảm san lượng 1,8 triệu thùng/ngày trong nửa đầu năm 2017 để nâng giá và giảm tồn kho toàn cầu.

Với tồn kho vẫn đang tăng, các nhà sản xuất vùng Vịnh và các nhà sản xuất khác cho biết việc cắt giảm có thể được kéo dài tới tháng 12/2017, bổ sung thêm động lực để các khách hàng châu Á nghĩ tới các nguồn cung cấp khác.

Không muốn từ bỏ thị phần cho các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ, các quốc gia OPEC đã giữ giá bán chính thức thấp và sử dụng tồn kho dầu thô của họ để giữ nguồn cung cấp cho các khách hàng.

Nhưng họ có xu hướng cắt giảm sản lượng dầu thô loại trung, nhiều lưu huỳnh giá rẻ hơn, và duy trì dòng dầu thô nhẹ, ít lưu huỳnh hơn, thường bán đắt hơn. Khi dầu thô loại trung ra thị trường ít hơn, giá đối với loại dầu thô này đã tăng, gây ra mức cộng đối với dầu Biển Bắc xuống mức thấp nhất kể từ năm 2010.

Mức cộng đối với dầu thô Brent Biển Bắc so với dầu tiêu chuẩn Dubai đã giảm dưới 50 cent/thùng từ 2,5 USD/thùng hồi cuối tháng 11/2016 khi OPEC thông báo cắt giảm sản lượng.
Một thương nhân tại nhà máy lọc dầu Bắc Á cho biết “dầu thô Biển Bắc tiếp tục sang châu Á và hiện nay tăng hơn nữa do cấu trúc giá”.

dau_6_IPQH.jpg

Số liệu hải quan Trung Quốc cho thấy chi phí nhập khẩu dầu Biển Bắc thậm chí tốt hơn trong tháng 3, chi phí nhập khẩu một thùng dầu Anh là 56,7 USD/thùng so với 57,8 USD đối với một thùng dầu từ UAE, ngay cả khi UAE gần Trung Quốc hơn 8.000 mile so với bờ Biển Bắc của Scotland.

Một nhà kinh doanh tại Singapore cho biết dầu thô Biển Bắc phù hợp với các nhà máy lọc dầu của Hàn Quốc và Trung Quốc có thể vẫn mua nếu giá tốt.

Các yếu tố khác cũng đang khuyến khích khách hàng châu Á giá tìm kiếm các nhà cung cấp mới. Sản lượng dầu mỏ của Trung Quốc đang xói mòn do giá dầy yếu, trong khi các nhà máy lọc dầu tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới này đang được mở rộng.

Tổng thể, công suất lọc dầu của châu Á sẽ tăng ròng 450.000 thùng/ngày trong năm 2017, tăng 1,5% so với tổng công suất lắp đặt hiện nay gần 29 triệu thùng/ngày, theo số liệu của Thomson Reuters Eikon.

Công ty Energy Aspects cho biết “chúng tôi dự kiến nhập khẩu tiếp tục tăng so với năm trước do chênh lệch dầu Brent và Dubai thu hẹp... khuyến khích châu Á nhập khẩu dầu thô lưu vực Đại Tây Dương”.
Nguồn: VITIC/Reuters​
 

Việc làm nổi bật

Top