Vietsovpetro Gas - Những thành tựu đáng tự hào

Thảo luận trong 'Văn hóa Doanh nghiệp' bắt đầu bởi Oil Gas Vietnam, 21/6/17.

  1. Oil Gas Vietnam
    Online

    Oil Gas Vietnam Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    13,587
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    63
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Bà Rịa - Vũng Tàu
    Xí nghiệp Khai thác các công trình khí (Vietsovpetro Gas) thuộc Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro là đơn vị đầu tiên của ngành Dầu khí Việt Nam tiếp nhận, quản lý và vận hành giàn nén khí trên biển với các trang thiết bị hiện đại nhất trong khu vực. Và sự ra đời kịp thời của Vietsovpetro Gas đã giúp đất nước tránh được sự lãng phí và nguy cơ ô nhiễm cao khi phải đốt bỏ hàng tỉ m3 khí đồng hành.

    Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro bắt đầu khai thác mỏ dầu Bạch Hổ từ ngày 26-6-1986. Song song với quá trình khai thác dầu là toàn bộ khí đồng hành được tách ra (với hệ số khí/dầu bình quân là 150m3/tấn. Tại thời điểm này, lượng khí đồng hành đó hoàn toàn bị đốt bỏ vì Vietsovpetro chưa có điều kiện thu gom và vận chuyển vào bờ sử dụng.

    [​IMG]
    Đến ngày 23-4-1995, Vietsovpetro khai thác chạm mốc 30 triệu tấn dầu từ mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng. Với một phép tính đơn giản: 30.000.000 x 150 sẽ cho thấy sự lãng phí khủng khiếp khi phải đốt bỏ một lượng khí thiên nhiên khổng lồ ngoài khơi, cụ thể là khoảng 4,5 tỉ m3! Thêm vào đó, tại khu vực bể Cửu Long đã phát hiện nhiều cấu tạo có triển vọng chứa dầu khí lớn (ngoài mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng). Vì vậy, nếu không có biện pháp sớm thu gom và sử dụng khí đồng hành, thì chính sự gia tăng khai thác dầu này sẽ dẫn đến lượng khí đồng hành phải đốt bỏ ngày càng lớn, gây lãng phí rất lớn tài nguyên quốc gia và làm ô nhiễm môi trường.

    Trước tình hình đó, ngày 7-7-1988 Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có Nghị quyết số 15-NQ/TW, trong đó nhấn mạnh: “Nhanh chóng lập phương án trước năm 1995 sử dụng khí đồng hành mỏ Bạch Hổ và các mỏ khác để sản xuất phân đạm, phát điện và phục vụ đời sống nhân dân”. Và ngày 15-8-1995, trên cơ sở Quyết định số 1948/DK-TĐ-TDKT ngày 24-7-1995 của Tổng Công ty Dầu mỏ khí đốt Việt Nam và Quyết định số 799 ngày 14-8-1995 của Liên hiệp Kinh tế đối ngoại Zarubezneft, Tổng giám đốc Xí nghiệp Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro ra Quyết định số 497 thành lập Xí nghiệp Quản lý và Khai thác các công trình khí.

    Đến năm 2000, Xí nghiệp Quản lý và Khai thác các công trình khí chính thức được đổi tên thành Xí nghiệp Khai thác các công trình khí (Vietsovpetro Gas), đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của đơn vị.

    Nhiệm vụ sản xuất chính của Vietsovpetro Gas là thu gom, xử lý và nén toàn bộ khí đồng hành trong bể Cửu Long (gồm các mỏ: Bạch Hổ, Rồng, Thỏ Trắng, Gấu Trắng, Sư Tử Trắng, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Cá Ngừ Vàng, Thăng Long, Tê Giác Trắng...) và các mỏ thuộc Lô 04-3 thuộc bể Nam Côn Sơn; cung cấp khí cho nhu cầu khai thác dầu bằng gaslift của Vietsovpetro tại các mỏ Bạch Hổ - Rồng, Thỏ Trắng và Nam Rồng - Đồi Mồi; nén khí về bờ, cung cấp cho các cụm công nghiệp khí - điện - đạm sử dụng khí đốt như: Nhà máy Đạm Phú Mỹ, các nhà máy điện Nhơn Trạch 1, 2, 3, Nhà máy Điện Bà Rịa... góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và an ninh lương thực quốc gia. Đồng thời giúp Việt Nam không bị đốt bỏ khí trên các mỏ thuộc bể Cửu Long và Nam Côn Sơn.

    Là đơn vị đầu tiên của ngành Dầu khí Việt Nam tiếp nhận, quản lý vận hành giàn nén khí trên biển với các trang thiết bị hiện đại nhất trong khu vực, đến nay Vietsovpetro Gas với ban lãnh đạo năng động, hệ thống quản lý đạt tiêu chuẩn quốc tế, đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên lành nghề, chuyên nghiệp có khả năng mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực như: vận hành các giàn nén khí, máy nén khí; bảo dưỡng hệ thống gas turbine, các loại máy nén khí, hệ thống điện (power station); bảo dưỡng - sửa chữa các thiết bị công nghệ chuyên dụng; tư vấn lập FS/quản lý, tổ chức và triển khai các hợp đồng EPCI trong ngành Dầu khí (xây dựng, lắp đặt thiết bị giàn nén khí...); đào tạo nhân lực (on job training), cung cấp nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực O&M Gas turbine, Gas compressor; dịch vụ cấp chứng chỉ đăng kiểm quốc tế cho các công trình dầu khí; Pre-Commissioning, Commissioning các hệ thống thu gom, xử lý khí, giàn nén khí.

    Qua 20 năm hình thành và phát triển, Vietsovpetro Gas đã trải qua quãng thời gian khó khăn với sự cố gắng, nỗ lực của một tập thể lao động tận tâm, nhiệt tình cùng với sự hỗ trợ hợp tác từ nhiều bên. Xí nghiệp đã có những đóng góp to lớn trong công cuộc phát triển chung của đất nước. Có thể kể đến những thành quả rực rỡ mà xí nghiệp đã đạt được như: hoàn thành đặc biệt xuất sắc nhiệm vụ thu gom, xử lý và nén trên 30 tỉ m3 khí về bờ; cung cấp hơn 17 tỉ m3 khí phục vụ khai thác dầu bằng phương pháp gaslift cho các mỏ Bạch Hổ và Rồng - Đồi Mồi; hoàn thành việc xử lý và đưa về bờ 10 tỉ m3 khí từ các JOC; là đối tác và bạn đồng hành đáng tin cậy của PV Gas, Khí Đông Nam, Cửu Long JOC, JVPC, PVEP, Thăng Long JOC...

    Những cống hiến quên mình vì sự nghiệp phát triển công nghiệp khí đốt của tập thể lao động quốc tế Vietsovpetro Gas đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận và biểu dương qua việc trao tặng các phần thưởng cao quý cho tập thể và cá nhân như: Huân chương Lao động hạng Ba năm 2001; Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2016 cùng nhiều Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam qua các năm.

    Hiện tại, cùng với nguồn lực gồm gần 300 CBCNV với trình độ tay nghề cao, trong đó có trên 150 người có trình độ đại học và trên đại học, xí nghiệp đang quản lý và vận hành 3 giàn nén khí trên biển thuộc mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng. Vietsovpetro Gas cũng đã xây dựng thành công hệ thống quản lý tích hợp được Tổ chức Đăng kiểm Quốc tế DNV (Det Norske Veritas) và BV (Bureau Veritas) cấp chứng chỉ cho giàn nén khí trung tâm và giàn nén khí nhỏ.

    Nhìn lại chặng đường hơn 20 năm xây dựng và phát triển, tập thể lao động quốc tế Vietsovpetro Gas cùng với truyền thống đoàn kết, lao động sáng tạo của đơn vị đã góp phần xứng đáng trong công cuộc đảm bảo an ninh năng lượng và an ninh lương thực cho đất nước. Có thể tin rằng, bằng định hướng đúng đắn của các cấp lãnh đạo cùng với quyết tâm và khát vọng chinh phục của tập thể CBCNV, Vietsovpetro Gas sẽ trở thành đơn vị hàng đầu của ngành công nghiệp khí Việt Nam trong tương lai không xa.

    Tại Vietsovpetro Gas, bên cạnh công tác chuyên môn khoa học kỹ thuật, các hoạt động phong trào đoàn thể và công tác từ thiện xã hội luôn được đẩy mạnh và chú trọng, duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các đồng nghiệp người Nga cũng như truyền thống tương thân tương ái luôn được quan tâm đúng mức.

    Lê Trúc - PVN​
     

Chia sẻ trang này