Khai thác dầu ngoài khơi: Giấc mơ khắc khoải của Campuchia

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Nhiều doanh nghiệp dầu khí nước ngoài đã đến rồi rút trong hàng chục năm qua, song người dân Campuchia vẫn chưa thấy một giọt dầu nào rời khỏi đáy biển của họ.

Giấc mơ dầu mỏ của Campuchia

Mỏ dầu Apsara, nếu được khai thác triệt để, sẽ giúp Campuchia đa dạng nền kinh tế phụ thuộc chặt chẽ vào xuất khẩu hàng dệt may và những khoản đầu tư ngày càng tăng của Trung Quốc, theo Nikkei.

Giống như nhiều nước láng giềng ở Đông Nam Á, Campuchia đã nhận những khoản đầu tư và gói vay hàng tỉ USD liên quan tới chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường mà Bắc Kinh khởi xướng.

Đây là một hành trình dài. Ngành dầu mỏ trong tương lai của Campuchia đã bị cản trở bởi vài thập niên trồi sụt do hàng loạt doanh nghiệp – từ tập đoàn Chevron (Mỹ), PTT (Thái Lan), tập đoàn dầu khí Việt Nam tới tập đoàn dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc đến và đi.

fn-2019-06-06-15-12-00-2-15727080707011704658157.jpg

Chính phủ Campuchia không muốn tiền của họ nằm yên dưới biển. Ảnh: Phnom Penh Post

Giờ đây, chính phủ Campuchia đang đặt hi vọng vào KrisEnergy, một công ty ở Singapopre. Họ tin KrisEnergy sẽ hút dầu thô từ mỏ dầu đầu tiên của đất nước vào cuối năm nay.

Mặc dù hoạt động khai thác ở Khối A trong mỏ dầu Apsara sẽ tương đối khiêm tốn trong giai đoạn đầu, chính phủ hi vọng đó sẽ là bước đầu tiên trong tiến trình phát triển ngành dầu khí.

Chính phủ cũng tái khởi động các cuộc đàm phán với Thái Lan về những mỏ dầu ngoài khơi mà họ đang tranh chấp với Bangkok.

Giới chuyên môn nhận định những mỏ tranh chấp chứa rất nhiều dầu mỏ và khí đốt. Trong khi đó, một doanh nghiệp từ Canada tăng cường hoạt động thám hiểm dầu mỏ trên đất liền Campuchia.

Niềm hi vọng của Campuchia đang gặp thách thức

Nhưng KrisEnergy đang đối mặt với một vấn đề. Họ đang vật lộn để tồn tại. Mới đây, tòa án ở Singapore đã đồng ý bảo vệ KrisEnergy trong 3 tháng để cho họ cơ hội tái cấu trúc khối nợ khổng lồ.

Hồi năm 2014, KrisEnergy từng trả Chevron 65 triệu USD để mua lại quyền khai thác Khối A trong mỏ Apsara.

Mấy ngày trước, tia hi vọng lóe lên khi KrisEnergy thông báo công ty đã bán một mỏ dầu ở Indonesia. Công ty tiết lộ thương vụ là một phần trong chiến lược tập trung nguồn lực tài chính hạn hẹp vào những hoạt động tối ưu ở những mỏ dầu hiện tại.

Cảm giác thất vọng từng ập xuống đất nước Campuchia trước đây. Hồi tháng 2/2009, Phó thủ tướng Campuchia hồi đó là ông Sok An đã chờ đợi mẻ dầu mỏ đầu tiên một cách kiên nhẫn. Tới thời điểm ấy, 6 năm đã trôi qua từ khi tập đoàn Chevron mua cổ phần chi phối ở Khối A.

Sok An, người kiêm nhiệm chức Tổng giám đốc Cục Dầu khí Quốc gia Campuchia hồi đó, từng thổ lộ rằng chính phủ không muốn tiền "ngủ yên" dưới biển, theo một tài liệu ngoại giao mà WikiLeaks công bố.

Trữ lượng của Khối A – ban đầu được ước tính vào khoảng 400 tới 500 triệu thùng dầu – từng được kì vọng mang lại hàng tỉ USD.

Song, sau khi đánh giá lại, các chuyên gia kết luận doanh thu sẽ thấp hơn nhiều mức ước tính ban đầu do chi phí khai thác cao và khả năng phục hồi trữ lượng thấp.

Triển vọng trở nên u ám hơn sau khi giá dầu mỏ giảm mạnh vào năm 2014, và môi trường pháp lí chồng chéo của Campuchia cũng cản trở ngành dầu khí. Nạn tham nhũng cũng là một yếu tố gây trở ngại.

Mick McWalter, một nhà tư vấn của tập đoàn Chevron trong những năm đầu thế kỉ 21, khẳng định Chevron từng có ý định khai thác mỏ dầu Apsara. Nhưng sau khi không thể đồng thuận với chính phủ Campuchia về thuế và mức chia sẻ doanh thu, họ quyết định ra đi.

"Chevron rất muốn khai thác dầu ở Campuchia, song các điều kiện mà chính phủ đưa ra quá khó", Mick kể.

Luân Thường

Theo Kinh tế & Tiêu dùng


 

Việc làm nổi bật

Top