Đào tạo nhân lực doanh nghiệp ngành Dầu khí Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Thảo luận trong 'Đào tạo – Tuyển sinh' bắt đầu bởi Oil Gas Vietnam, 14/3/16.

  1. Oil Gas Vietnam
    Offline

    Oil Gas Vietnam Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    13,587
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    63
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Bà Rịa - Vũng Tàu
    Trong quá trình hình thành và phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam, nguồn nhân lực đã có những bước phát triển vượt bậc cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng trên tất cả các khâu, lĩnh vực, dự án. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, hội nhập như hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực đang trở thành một yếu tố quan trọng, quyết định sự thành bại của ngành Dầu khí Việt Nam.

    Đặc điểm nguồn nhân lực ngành Dầu khí


    Trải qua 54 năm xây dựng và phát triển (27/11/1962-27/11/2015), ngành Dầu khí Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia; đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN) và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đi đầu trong mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia có hiệu quả bảo vệ chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông và giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược biển Việt Nam. Ngành Dầu khí đã xây dựng được một đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao vững vàng, được đào tạo cơ bản, năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

    [​IMG]
    - Về số lượng lao động: Năm 1975 khi ngành Dầu khí chính thức được thành lập (Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam) có khoảng 2.000 người, đến năm 2005 có 21.000, năm 2009 có 35.000, năm 2010 có 44.000 và đến 31/12/2011 là 60.000 người. Giai đoạn 2006 đến nay là giai đoạn ngành Dầu khí phát triển mạnh mẽ nhất. Cùng với việc tiếp tục duy trì và gia tăng hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí ở trong nước và mở rộng ra nước ngoài, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã phát triển hàng loạt các lĩnh vực hoạt động mới như điện lực, lọc hóa dầu, phân phối, chế biến sản phầm dầu, khí, các dịch vụ kỹ thuật, tài chính, bảo hiểm, xây lắp… theo đó số lượng lao động trong Ngành cũng gia tăng mạnh mẽ.

    - Về cơ cấu trình độ: Lao động của ngành Dầu khí được đào tạo hệ thống và ở cấp độ đào tạo cao hơn so với mặt bằng chung. Tỷ lệ lao động qua đào tạo dài hạn đạt xấp xỉ 90%, tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học cũng vượt trội. Trong những năm qua, số lao động được đào tạo ở trình độ đại học và trên đại học tăng nhanh. Hiện tại, 100% đội ngũ cán bộ lãnh đạo/điều hành có trình độ đại học trở lên và trong đó có khoảng 20% có trình độ trên đại học.

    - Về cơ cấu ngành, nghề: Ngành nghề của đội ngũ lao động hết sức đa dạng, với hàng trăm ngành nghề khác nhau. Các ngành nghề liên quan trực tiếp đến hoạt động dầu khí như địa chất, địa vật lý, khoan, khai thác, lọc hóa dầu, vận chuyển và tàng trữ dầu khí, chế biến, kinh doanh các sản phẩm dầu khí vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất. Tuy nhiên, tỷ trọng này đang có xu hướng giảm đi trong những năm gần đây từ 17,2% năm 2006 xuống còn dưới 10% năm 2011 do có sự thay đổi và gia tăng mạnh mẽ của nhóm ngành kỹ thuật, dịch vụ đặc biệt trong lĩnh vực cơ khí, điện - điện tử, kinh tế - tài chính... do sự phát triển mạnh của các hoạt động thuộc khâu sau, khối dịch vụ dầu khí, tài chính, bảo hiểm…

    - Về độ tuổi và giới tính: Theo số liệu thống kê của PVN, tại thời điểm năm 2008, khoảng 2/3 lao động có độ tuổi dưới 40 và 1/3 có độ tuổi từ 40 trở lên. Tuổi bình quân của toàn Ngành là 37 và liên tục được trẻ hóa trong các năm gần đây; năm 2011 đã giảm xuống còn 34,5 tuổi. Xét về tuổi bình quân, lao động ngành Dầu khí đang ở thời kỳ chín muồi. Sự phân bổ độ tuổi hiện tại vừa đảm bảo kinh nghiệm được tích lũy của lao động, vừa có khả năng tiếp nhận các công nghệ và kỹ năng mới.

    Trong những năm qua, PVN liên tục đạt tăng trưởng vượt bậc về các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh. Tổng doanh thu đạt gần 290 tỷ USD, luôn duy trì mức tăng trưởng doanh thu trung bình gần 20%/năm, tạo được nguồn vốn chủ sở hữu gần 405 nghìn tỷ đồng, tổng tài sản toàn Tập đoàn 750 nghìn tỷ đồng; Nộp NSNN đạt trên 87 tỷ USD; Kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ lệ trung bình 10-12%/năm tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. PVN đã xây dựng được đội ngũ những người làm dầu khí hùng hậu, có trình độ cao, từng bước làm chủ các hoạt động dầu khí ở trong và ngoài nước. Với trình độ quản lý, tay nghề ngày càng được nâng cao, nguồn nhân lực của Tập đoàn đã có thể đảm nhận việc quản lý, vận hành các dự án thăm dò, khai thác dầu khí trong và ngoài nước như Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Điện Cà Mau, Nhơn Trạch… các dự án công trình trọng điểm như Đạm Cà Mau, Nhiệt điện Vũng Áng, Xơ sợi Đình Vũ...

    Yêu cầu về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Dầu khí Việt Nam

    Quyết định của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 41-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 đã nêu rõ: Phát triển ngành Dầu khí thành ngành Kinh tế – kỹ thuật quan trọng, then chốt, hoàn chỉnh, đồng bộ, bao gồm tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tồn trữ, phân phối, dịch vụ và xuất nhập khẩu; góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc: Huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển ngành Dầu khí; xây dựng PVN… có tiềm lực mạnh về tài chính và khoa học công nghệ, có sức cạnh tranh cao, chủ động tích cực hội nhập quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố con người trong chiến lược phát triển, PVN đã đưa ra 3 giải pháp đột phá: Đột phá về khoa học công nghệ, đột phá về cơ chế quản lý, đột phá về phát triển nguồn nhân lực, trong đó lấy đột phá phát triển nguồn nhân lực là trọng tâm.

    Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển, PVN đã xây dựng một chiến lược đào tạo cụ thể tiếp theo trong giai đoạn 2011 – 2015. Các giải pháp chủ yếu là tăng cường đào tạo chuyên sâu ngắn hạn và dài hạn (trình độ thạc sỹ, tiến sỹ) với nhiều hình thức khác nhau; chú trọng đào tạo chuyên gia ở các lĩnh vực chuyên môn; tập trung đào tạo thạc sỹ chuyên sâu ở các đơn vị sản xuất kinh doanh, đào tạo tiến sỹ ở các đơn vị nghiên cứu khoa học…

    Đồng thời, PVN tích cực đẩy mạnh thực hiện kế hoạch triển khai chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực với việc xây dựng chương trình đào tạo chi tiết chuyên sâu, chuyên gia trong lĩnh vực địa chất, tìm kiếm thăm dò, khai thác... trên cơ sở đó phối hợp với các đơn vị thành viên như Viện Dầu khí, trường Đại học Dầu khí, trường Cao đẳng nghề Dầu khí… tiếp tục hoàn thiện các chương trình đào tạo. PVN cũng yêu cầu các đơn vị cần chuẩn bị nhân lực, bồi dưỡng chuyên môn, ngoại ngữ cho cán bộ để sẵn sàng tham gia các chương trình đào tạo chuyên sâu, dài hạn.

    Hiện nay, PVN đang ở trong giai đoạn phát triển rất nhanh và có sự thay đổi lớn về cơ chế quản lý, sản xuất kinh doanh khi chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, cùng với đó là sự thay đổi về môi trường hoạt động kinh doanh do Tập đoàn mở rộng sang các quốc gia khác. Các thay đổi này đang đặt ra một loạt các yêu cầu mới, cao hơn, khắt khe hơn đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chuyên môn… của PVN.

    Thực tế cho thấy, chất lượng lao động, sự thiếu hụt của các chuyên gia giỏi vẫn là một rào cản lớn trong nhiều hoạt động của PVN và có nhiều công đoạn quan trọng trong chuỗi giá trị của ngành dầu khí, PVN vẫn phải thuê chuyên gia nước ngoài đảm nhận với chi phí rất cao. So với các Tập đoàn dầu khí trong khu vực và trên thế giới, PVN vẫn còn một khoảng cách không những về quy mô, hiệu quả sản xuất kinh doanh mà cả về chất lượng nguồn nhân lực…

    Mục tiêu chiến lược trong công tác đào tạo và phát triển nhân lực của PVN trong thời gian tới là xây dựng một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý khoa học công nghệ và công nhân kỹ thuật đủ mạnh, có nội lực vững vàng để tự đảm đương điều hành hầu hết các hoạt động dầu khí cả trong và ngoài nước nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, trình độ sánh ngang tầm khu vực và thế giới.

    Trong các giải pháp trọng yếu để phát triển nguồn nhân lực, ngành Dầu khí cần tập trung chú trọng xây dựng hệ thống quản trị nhân sự chuẩn mực quốc tế, trong đó gồm ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin, xây dựng bản đồ năng lực, tiêu chuẩn chức danh, hệ thống đánh giá, quy chế trả lương, thưởng, quy chế và tiêu chí tuyển dụng bổ nhiệm người đứng đầu, xây dựng quy hoạch đúng đắn và phù hợp, xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí người đại diện và đại diện phần vốn của PVN trong các hoạt động dầu khí trong nước và ngoài nước…;

    Xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển nhân lực theo ngành nghề; Cân đối và xây dựng, đào tạo chuyên gia thuộc các lĩnh vực hoạt động chính và đặc biệt coi trọng đội ngũ chuyên gia lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí. Kết hợp các viện và trường trong và ngoài nước để đào tạo nguồn lực này…

    Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 2/2016​
     

Chia sẻ trang này